Chiến thắng 30/4 – Góc nhìn của báo chí thế giới

[sukienh20.com]Chiến thắng ngày 30-4-1975 của Việt Nam đã làm chấn động địa cầu bởi đối thủ của Việt Nam lúc đó là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Thời điểm đó và những năm sau này, nói về chiến thắng 30-4-1975, các báo nước ngoài đã dành nhiều bình luận, trong đó nhấn mạnh: “Việt Nam kiên cường, anh dũng”…

tai-xuong

“Nếu phía Mỹ không bị tổn thương về mặt thể xác thì sự hủy hoại về mặt tâm lý phải gánh chịu không thể tính toán hết. Việt Nam là một cuộc chiến tranh đầu tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến thắng và đã đẩy nước Mỹ đến những phân rẽ cay đắng”, nhà sử học Nigl Cawthorne nhận xét.

Hãng thông tấn AFP ngày 1-5-1975 viết: “Sự kiện 30-4 tại Việt Nam chính là sự kiện nổi bật nhất năm 1975. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện này sẽ có tác động lớn đối với khu vực và toàn thế giới trong tương lai gần”. AFP cho rằng, chiến thắng năm 1975 của Việt Nam là dấu hiệu cho thấy nhân loại sẽ phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn chiến tranh. Cùng ngày, tờ báo Asashi Shimbun của Nhật Bản đăng bài xã luận của Tổng biên tập viết: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc và phần thắng thuộc về lực lượng giải phóng. Điều này có nghĩa là thời kỳ các nước mạnh dùng vũ lực để giết chết tinh thần dân tộc đã chấm dứt”.

Tờ Thời báo New York còn dẫn tập tài liệu mật ghi chép của Lầu Năm Góc, về chiến tranh Việt Nam với gần 70.000 trang, do luật sư Danien phát hiện. Điều này khiến người Mỹ hiểu rõ thực chất cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là tàn bạo và vô nghĩa.

Thời báo Los Angeles viết: “Người Mỹ ra đi, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”. Báo Mặt trời Baltimore viết: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn – Gia Định”.

unnamed

Tờ New York Times ra ngày 1-5-1975 đăng loạt bài và ảnh về sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và chiến thắng của Quân giải phóng Việt Nam. Tối hôm đó, hầu hết các chương trình trên 3 kênh truyền hình chính của Mỹ phát sóng những hình ảnh cảnh người Mỹ di tản khỏi Sài Gòn, những giờ khắc cuối cùng của chế độ cũ…

Phóng viên hãng UPI đã mô tả: “Quân đội Cộng sản tươi cười và vui vẻ cưỡi xe tăng vào phủ Tổng thống ở Sài Gòn và hô vang với những người đứng bên đường các nhà báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của chính quyền Sài Gòn trước những người cộng sản”.

Hãng tin Pháp AFP bình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa. Chiến sự Sài Gòn – Gia Định kết thúc. Sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương lai”. Tất cả những thông tin được đăng tải rộng rãi tại Sài Gòn, Mỹ và một số nước phương Tây đã làm cho giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lúng túng, tức tối vì bị lên án mạnh mẽ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, sau gần 30 năm im lặng đã phải tự dằn vặt rằng: “Những người cộng sự của tôi trong chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson là một nhóm người đặc biệt… Tại sao nhóm người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam? Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại mắc sai lầm như vậy?”.unnamed-1

Năm 1975, Việt Nam bước ra khỏi cuộc chiến dai dẳng với tâm thế của người chiến thắng, nhưng trước mắt là bộn bề tàn dư. Đường sá, cầu cống, kênh đào bị bom phá hủy trầm trọng. Đồng ruộng đầy rẫy mìn. 5 triệu hecta rừng bị thiêu trụi bởi chất độc màu da cam. 2/3 số làng mạc ở miền nam bị phá hủy… Không còn cách nào khác, người Việt Nam buộc phải tự vực dậy cứu lấy chính mình.images2530451_images2527943_2ttxvn_chien_dich_hcm_27

Trong một bài báo kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng (30-4-1975 – 30-4-2015) đăng trên tờ The Guardian (Anh), nhà báo Nick Davies ghi lại những tâm sự của Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, Tư lệnh Quân đoàn 1, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 – người đã góp phần quan trọng trong đòn giáng cuối cùng xuống cỗ máy chiến tranh của Mỹ: “Mục đích của tất cả những chiến đấu là xây dựng một xã hội chủ nghĩa, là có tự do, độc lập và hạnh phúc. Ngay từ những ngày đầu tiên chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng tôi đã tâm niệm về một xã hội mà chúng tôi muốn tạo ra: một xã hội công bằng, độc lập và bình đẳng”

Bên cạnh những tờ báo lớn, hầu hết các chương trình thuộc 3 hệ thống truyền hình Mỹ tối 1/5/1975 đều dành cho những đoạn phim về cuộc di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975 và các tin về giây phút cuối cùng của chế độ được gọi là Việt Nam Cộng hòa, cùng với việc ra đời một chế độ mới tại miền Nam Việt Nam.

ttxvn_giaiphongmiennam

Từ đó đến nay đã 45 năm, số lượng bài báo, ảnh, phim tài liệu… về chiến thắng lịch sử năm nào gần như không thể đếm hết. Nhiều bài báo bình luận, trong đó nhấn mạnh: “Việt Nam kiên cường, anh dũng…”. Trong cuốn sách Lịch sử là một vũ khí – Lịch sử nhân dân Mỹ xuất bản vào năm 1980, sử gia kiêm nhà khoa học chính trị Mỹ Howard Zinn đã dành một chương trọn vẹn chỉ để nói về sự kiện này. Mở đầu chương sách, tác giả viết: “Từ năm 1964-1972, quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới đã dồn tối đa các nỗ lực quân sự – với tất cả mọi thứ chỉ trừ mỗi bom nguyên tử – để đến chống lại phong trào cách mạnh dân tộc ở một đất nước nông nghiệp bé nhỏ, để rồi thất bại.”
Khép lại quá khứ, hướng đến tương lai.3041515-1588057383653

CÔNG TY TNHH NGHỆ THUẬT QUẢNG CÁO H.20

Mã số thuế: 2900 774 264
 Trụ sở chính: B1105 Tecco Tower, Đường Quang Trung, Vinh, Nghệ An
 Văn phòng giao dịch: Phòng 103, Toà Nhà Glory Place, Phường Trường Thi, Vinh, Nghệ An
 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Số 31, Đường số 6, Khu phố 2, Phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức
 Trung Tâm Nghệ Thuật ID: 49 Phong Định Cảng, Vinh, Nghệ An
 SĐT: 02382 600 166 - 0988 663 466
 Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0988.663.466